Direct materials budget - Mục tiêu và cách lập dự toán chi phí NVL trực tiếp

Direct materials budget – Dự toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp là gì? Mục tiêu và cách lập dự toán

Dự toán sản xuất sau khi đã được lập xong, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được soạn thảo để tính ra lượng nguyên vật liệu và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết cho quá trình sản xuất.

   |Tham khảo: Dự toán ngân sách

Mục tiêu của việc lập dự toán mua và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Mục tiêu cơ bản của dự toán mua và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là dự trù lượng nguyên vật liệu trực tiếp để đảm bảo cho sản xuất, mức giá mua có được lượng nguyên vật liệu trực tiếp đó và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tương ứng ở từng khoảng thời gian trong kỳ dự toán của từng sản phẩm hay của từng bộ phận.

Khi tính toán nhu cầu về lượng nguyên vật liệu cho một sản phẩm và đơn giá cho một đơn vị nguyên vật liệu tức là ta làm công việc định mức.

Định mức lượng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm phản ánh lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm và những hao hụt không thể tránh được. Lượng nguyên vật liệu tiêu hao trong một sản phẩm là dữ liệu cần thiết để định mức chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm cho kỳ dự toán.

Ví dụ về định mức lượng:

Trong kỳ báo cáo, công ty A xuất 113,400 kg vật liệu R và sản xuất được 140,000 sản phẩm K, trong đó hao hụt và tổn thất tính được là 2,800 kg, số thực tế chuyển vào sản phẩm là 110,600 kg ( 113,400-2,800 ), vậy lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho một sản phẩm là 0,81 kg.

Trong kỳ dự toán, công ty dự định cải tiến kỹ thuật để làm giảm mức hao hụt từ 2.800 kg xuống còn 1.400 kg. Khi đó, định mức lượng nguyên vật liệu cho kỳ dự toán là:

(110,600+1,400)/140,000=0.8kg/sp

Định mức giá cho một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp phải bao gồm giá mua vật liệu công các chi phí mua và phải trừ chiết khấu được hưởng (chỉ tính số tiền thực trả cho người cung cấp).

Ví dụ về định mức giá:

Chỉ tiêu

Số tiền

Giá mua

98,000

Chi phí vận chuyển

3,000

Chi phí bốc dỡ

1,000

Cộng

102,000

Trừ chiết khấu được hưởng

(2,000)

Giá định mức cho 1kg

100,000

Vậy định mức chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm là:

0,8 kg/sp x 100,000 đ/kg = 80,000 đ/sp

Sau khi xác định được các định mức ở trên, tiến hành lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Dự toán mua và chi phí NVL trực tiếp được lập theo mẫu sau:

Bên cạnh dự toán mua và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là dự toán thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trực tiếp. Mục tiêu cơ bản của dự toán thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trực tiếp là dự trù lượng tiền chi cho việc mua nguyên vật liệu trực tiếp ở từng khoảng thời gian trong kỳ dự toán của từng sản phẩm hay của từng bộ phận.

Ví dụ minh họa:  

Công ty Webketoan có tài liệu năm 2022 như sau:

Căn cứ vào tài liệu trên, dự toán sản xuất và các thông tin liên quan đến nguyên vật liệu R ở ví dụ trên, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập như sau:

Bảng dự toán mua và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu R – Năm 2022

Dự toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp thường đi kèm với bảng tính toán số tiền dự kiến chỉ ra cho việc mua nguyên liệu vật liệu. Việc tính toán này rất cần thiết cho việc soạn thảo dự toán tiền. Số tiền chi mua nguyên liệu vật liệu trong kỳ dự toán sẽ gồm khoản chi của kỳ trước chuyển sang cộng với khoản chi trong kỳ dự toán.

Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kế toán quản trị - Trường Đại học Kinh tế TPHCM



Article ID: 2218
Last updated: 26 Jun, 2023
Bản cập nhật: 4
Thuật ngữ tài chính kế toán -> D-E-F -> Direct materials budget - Mục tiêu và cách lập dự toán chi phí NVL trực tiếp
https://tuvan.webketoan.vn/direct-materials-budget-muc-tieu-va-cach-lap-du-toan-chi-phi-nvl-truc-tiep_2218.html