Article ID: 1068
Last updated: 26 Apr, 2016
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây: - Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp; - Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây: - Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động; - Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; - Không thông báo bằng văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp; về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt, vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật. 3. Phạt tiền bên thuê lại lao động khi có một trong các hành vi: - Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê; - Thu phí đối với người lao động thuê lại; - Sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động Theo một trong các mức sau đây:
Biện pháp khắc phục hậu quả: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định 4. Phạt tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: - Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; - Trả lương và các chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động; - Thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động Theo một trong các mức sau đây:
Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động vào ngân sách nhà nước 6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây: - Cho doanh nghiệp khác mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động; - Cho thuê lại lao động ở những ngành nghề, công việc không được pháp luật cho phép; - Cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định; - Cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên. Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định
Lưu ý: Mức phạt tiền khoản 2, 4, 6 là dành cho tổ chức. Mức phạt tiền cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền tổ chức Nguồn tham khảo: - Điều 9 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày hiệu lực 10/10/2013 - Khoản 8, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày hiệu lực 25/11/2015
Đánh giá bài::
Báo lỗi bài viết
Article ID: 1068
Last updated: 26 Apr, 2016
Bản cập nhật: 3
Lượt xem: 2108
Bình luận: 0
Ngày đăng: 26 Apr, 2016 by
Nguyen Loan - Công ty Webketoan
Ngày cập nhật: 26 Apr, 2016 by
Nguyen Loan - Công ty Webketoan
|