“Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức)” – thông tư 200/2014/TT-BTC đã khẳng định và sau đó thông tư 133/2017/TT-BTC ra đời một lần nữa nhấn mạnh lại, để thấy trong thời đại mà các giao dịch kinh tế ngày càng mở rộng và phát triển, việc nhìn nhận được sâu xa bản chất của các sự kiện đó đối với kế toán ngày càng quan trọng.
Trong các giao dịch kinh tế, giao dịch mua bán phát sinh rất đa dạng buộc kế toán phải có những nhìn nhận đúng đắn. Từ nhận dạng tài sản mua bán là hàng hóa hay tiền hay bất động sản đầu tư; Đến ghi nhận chi phí vận chuyển hàng hóa về đơn vị hay giao ngay đi bán; Khi bán có khuyến mại kèm điều kiện hay không kèm điều kiện, có ghi nhận chiết khấu thương mại trên tài khoản 5211 hay không; Khi nào các khoản hỗ trợ khách hàng phải xuất hóa đơn; Và ghi nhận tiền phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp tiếp tục và không tiếp tục mua hàng; Hay trình bày các khoản giảm trừ doanh thu như thế nào trong báo cáo... Trong phần 1 giới thiệu các trường hợp cụ thể sau:
THỨ TỰ |
TÊN GỌI (HÌNH THỨC) |
TÌNH HUỐNG |
BẢN CHẤT |
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (TT200) |
1. Xác định đúng hàng hóa để ghi nhận, ví dụ: |
Vàng |
Vàng sử dụng với mục đích cất giữ giá trị |
Bản chất là tiền |
Ghi nhận trên tài khoản tiền |
Vàng |
Vàng sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu |
Bản chất là hàng tồn kho |
Ghi nhận trên tài khoản nguyên vật liệu |
|
Vàng |
Vàng sử dụng với mục đích để bán |
Bản chất là hàng tồn kho |
Ghi nhận trên tài khoản hàng hóa |
|
Bất động sản đầu tư |
Bất động sản đầu tư mục đích để bán trong kỳ |
Bản chất là tài sản ngắn hạn – một loại hàng tồn kho |
Ghi nhận trên tài khoản hàng hóa |
|
Bất động sản đầu tư |
Bất động sản đầu tư mục đích để cho thuê hoặc chờ tăng giá bán |
Bản chất là bất động sản đầu tư – một loại tài sản cố định |
Ghi nhận trên tài khoản bất động sản đầu tư |
|
2. Chi phí vận chuyển hàng hóa |
Chi phí vận chuyển |
DN chịu Chi phí vận chuyển, hàng hóa được mua về nhập kho |
Bản chất là chi phí thu mua hàng hóa |
Nợ TK 156, 133 Có TK 111, 112, 331... |
Chi phí vận chuyển |
DN chịu Chi phí vận chuyển, hàng hóa được giao thẳng cho khách hàng (không qua kho) |
Bản chất là chi phí bán hàng |
Nợ TK 641, 133 Có TK 111, 112,331... |
|
3. Khuyến mại hàng hóa |
Khuyến mại |
Khách không mua hàng vẫn được tặng sản phẩm (Khuyến mại ko kèm điều kiện) |
Bản chất là chi phí bán hàng |
- Nếu mua về tặng ngay: + Nếu có thực hiện theo pháp luật thương mại (1): Nợ tk 641, 133 - Có tk 111,112,331 + Nếu không thực hiện theo pháp luật thương mại: Nợ tk 641, 133 - Có tk 511, 3331,111, 112, 331 - Nếu mua về nhập kho, sau đó xuất khuyến mại (xem thêm bài viết “quà tặng trong quy định của pháp luật thuế và kế toán) |
Khuyến mại |
Khách hàng mua sản phẩm mới được tặng sản phẩm (Khuyến mại kèm điều kiện) |
Bản chất là bán cả hai sản phẩm theo giá thấp hơn (giảm giá) |
- Ghi nhận giá vốn của cả hai sản phẩm Nợ TK 632 chi tiết cho cả hai sản phẩm Có TK 156 - Phân bổ doanh thu thu được cho hai sản phẩm: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511: Chi tiết cho cả 2 sản phẩm Có TK 3331 |
|
4. Giảm giá khi bán hàng khối lượng lớn (thỏa mãn điều kiện chặt chẽ về chiết khấu thương mại (2)) |
Chiết khấu thương mại |
Khách hàng mua một lần đạt luôn chiết khấu (Giá trên hóa đơn là giá đã giảm) |
Bản chất là ghi nhận doanh thu theo giá đã giảm |
Không sử dụng tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại vì trên 511 đã là doanh thu thuần. |
Chiết khấu thương mại |
Khách hàng mua nhiều lần mới đạt chiết khấu, hoặc đến cuối chương trình mới tổng kết để chiết khấu |
Bản chất là các lần mua trước doanh thu ghi theo giá chưa giảm, ở lần mua cuối cùng (hoặc khi kết thúc chương trình) chiết khấu được thể hiện trên hóa đơn. |
- Ghi nhận chiết khấu thương mại trên tài khoản 5211: Nợ TK 5211, 3331 – Có TK 111, 112, 131... - Cuối kỳ kết chuyển giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần: Nợ TK 511 – Có Tk 5211 |
Ghi chú:
(Nguyễn Hải Đường - Ban tư vấn webketoan)