Phân biệt trường hợp tự quyết toán và uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công

Article ID: 1520
Last updated: 22 Aug, 2018

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, thông tin ngày càng “public”, cơ hội để người lao động cùng một lúc hợp tác với nhiều đơn vị ngày càng lớn hơn, từ đó gia tăng những khoản thu nhập từ nhiều nguồn đã tạo ra những vướng mắc trong quá trình quyết toán thuế TNCN. Trong thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 đã quy định chi tiết về các trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công phải tự quyết toán hay được uỷ quyền quyết toán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều kế toán vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Chính vì vậy, Webketoan xin chia sẻ cách phân biệt hai trường hợp này giúp các đơn vị, cá nhân tham khảo và vận dụng trong công tác quyết toán thuế TNCN.
 

Tiêu chí

Cá nhân uỷ quyền cho DN

quyết toán thay

Cá nhân tự quyết toán

với cơ quan thuế

  1. Nhu cầu cá nhân

Có nhu cầu uỷ quyền cho DN quyết toán thay nếu đủ điều kiện

Không có nhu cầu uỷ quyền cho DN quyết toán thay (ngay cả khi có đủ điều kiện)

  1. Nguồn gốc chi trả thu nhập
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công từ trong nước
  • Đã khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam (nếu có)
  • Cá nhân phải trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có nguồn gốc chi trả thu nhập là 1 trong 2 trường hợp sau:

+ Có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế;

+ Có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

  1. Trường hợp đặc biệt

Không thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

  1. Điều kiện

Cá nhân phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Cá nhân tự quyết toán khi thoả mãn 1 trong các trường hợp sau:

  • Có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên duy nhất tại một doanh nghiệp
  • Có hợp đồng lao động dưới 3 tháng
  • thu nhập duy nhất tại một nơi trong năm tính thuế.
  • Có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đối với từ 2 doanh nghiệp trở lên trong năm tính thuế
  • Nếu có thu nhập vãng lai thì phải thoả mãn đồng thời các yêu cầu:

+ Thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm tính thuế không vượt quá 10 triệu/tháng

+ Đã bị khấu trừ 10% tại nơi chi trả thu nhập vãng lai

+ Không có nhu cầu quyết toán đối với khoản thu nhập vãng lai này

  • Nếu có thu nhập vãng lai thì chỉ cần xẩy ra 1 trong các trường hợp sau:

+ Thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm tính thuế là trên 10 triệu/tháng.

+ Chưa bị khấu trừ 10% tại nơi chi trả thu nhập vãng lai (do đã làm cam kết số 02/KK-TNCN hay thu nhập dưới 2 triệu/tháng chưa bị khấu trừ)

+ Có nhu cầu quyết toán đối với khoản thu nhập vãng lai này

  • Đang làm việc tại doanh nghiệp tại thời điểm uỷ quyền quyết toán (kể cả trường hợp thời gian làm việc trong năm tính thuế dưới 12 tháng)
  • Đã nghỉ việc ở doanh nghiệp tại thời điểm uỷ quyền quyết toán
  1. Hồ sơ cá nhân cần làm

Cá nhân phải làm ủy quyền quyết toán 02/UQQTTTNCN ban hành kèm theo thông tư 92/2015/TT-BTC.

Kèm theo hoá đơn chứng từ chứng minh việc đóng góp khuyến học, từ thiện, nhân đạo nếu có.

Cá nhân phải làm tờ khai quyết toán theo mẫu 02/QTT TNCN (có trên phần mềm hỗ trợ khê khai)

Lưu ý:

“Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh chi trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”

“Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.

Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty trách nhiệm hữu hạn sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì doanh nghiệp trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế năm theo quy định.”

“Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ các trường hợp sau:

- Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”

Biên Tập: Nguyễn Hải Đường

Đánh giá bài::  
Báo lỗi bài viết
Article ID: 1520
Last updated: 22 Aug, 2018
Bản cập nhật: 3
Lượt xem: 3967
Bình luận: 0
Ngày đăng: 21 Aug, 2018 by Nguyen Loan - Công ty Webketoan
Ngày cập nhật: 22 Aug, 2018 by Nguyen Loan - Công ty Webketoan
Tags

Tài liệu đính kèm

Nên xem